THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẦY TRIỂN VỌNG
Giá tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước liên minh châu Âu tăng đều và giữ sản lượng ổn định.
Theo bản tin thị trường nông, lâm, thuỷ sản của Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, thị trường nông sản trên thế giới có những biến đổi rõ rệt về chính sách xuất nhập khẩu ở các nước có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, thị trường thuỷ sản nước ta vẫn tăng đều cho thấy triển vọng của thị trường thủy sản Việt Nam.
Theo đó, thị trường thủy sản Việt Nam đang trong bước đà tăng đều. Tuần kết thúc ngày 8/8, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục tăng 70-490đ một kg so với tuần trước đó. Đáng chú ý, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau ổn định so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 9,6% về lượng và tăng 11,5% về trị giá, đạt 102 nghìn tấn, trị giá 675,6 triệu USD. Theo số liệu tổng hợp được từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau ở mọi kích cỡ và dạng sản phẩm đều vẫn duy trì ổn định giá: tôm sú (sống) dao động từ 202.000-284.000 đồng một kg, tôm sú (chết) dao động từ 183.000-255.000 đồng một kg, tôm đất (loại 1) dao động từ 94.000-117.000 đồng một kg, tôm bạc (loại 1) 77.000 đồng một kg và tôm thẻ chân trắng dao động từ 88.000-112.000 đồng một kg.
Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 6,8% trong 6 tháng đầu năm 2018, lên 7,51% trong 6 tháng đầu năm 2019. Việt Nam hiện là thị trường cung cấp đứng thứ 6 trong tổng số 10 quốc gia có thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hòa Kỳ. Tất cả cho thấy triển vọng của thị trường thủy sản Việt Nam năm 2019.
Trong khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm thì tình hình xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Tình hình nhập khẩu tôm của các nước thành viên Liên minh châu Âu từ thị trường Ấn Độ giảm do những quy định kiểm tra nghiêm ngặt đối với tôm từ Ấn Độ. Các nước thành viên Liên minh châu Âu đã tăng tần suất lấy mẫu từ 10% lên 50% để kiểm tra các lô hàng thủy sản được nhập khẩu từ Ấn Độ gấp 5 lần so với các nước xuất khẩu khác. Vì vậy, tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu tôm tại Ấn Độ.
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu thủy sản ở Thái Lan cũng gặp nhiều trở ngại. Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm ở Thái Lan giảm do đang gặp một số vấn đề về dịch bện, đồng thời thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan ở mức cao. Từ đầu năm 2019 đến nay, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 60.101 tấn, trị giá 615 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
(Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương)
- QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TÔM VÀ NHUYỄN THỂ TẠI TPHCM (20.02.2021)
- BAO BÌ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (20.02.2021)
- PHÂN BÓN NPK VĂN ĐIỂN ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU CHO MÙA LÚA XUÂN 2021 (20.02.2021)
- NÔNG NGHIỆP SẼ HÓA GIẢI LỜI NGUYỀN SẢN XUẤT NHỎ LẺ (19.02.2021)
- CAMPUCHIA - HỦY LỆNH CẤM NHẬP KHẨU CÁ DA TRƠN (10.02.2021)
- BẠC LIÊU KỲ VỌNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẠT 1 TỶ USD (02.02.2021)
- NỮ GIÁM ĐỐC BỎ VIỆC VỀ TRỒNG CÀ CHUA NOVA (27.01.2021)