PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN BẰNG CHĂN NUÔI AN TOÀN

PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN BẰNG CHĂN NUÔI AN TOÀN

PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN BẰNG CHĂN NUÔI AN TOÀN

  • Địa chỉ: 130 Bầu Cát 2, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Hotline: 090 335 6002
Danh mục sản phẩm
PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN BẰNG CHĂN NUÔI AN TOÀN

PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN BẰNG CHĂN NUÔI AN TOÀN

Theo các chuyên gia chăn nuôi, tình trạng dịch tả lợn châu Phi lan rộng và có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ là do người chăn nuôi đã không biết xây dựng cơ chế chăn nuôi an toàn. Mới đây, các chuyên gia đã hiến kế cho nông dân cách chăn nuôi an toàn và người tiêu dùng biết cách sử dụng thịt lợn sạch.
 

Người dân nên chọn mua thịt lợn trong siêu thị, có thể truy xuất nguồn gốc.

Khó kiểm soát dịch vì chăn nuôi nhỏ lẻ

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), đến ngày 19-3 cả nước đã có 19 tỉnh, thành phố với 62 quận, huyện và 294 xã có dịch. Tổng số lợn phải tiêu hủy tính đến nay đã lên tới 34.774 con.

Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, nhiều tuần qua Bộ NNPTNT đã chỉ đạo thành lập nhiều đoàn công tác đi về các địa phương rà soát, điều tra, nhằm kiểm soát dịch bệnh.

“Sau khi điều tra nguyên nhân, chúng tôi thấy một bộ phận người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Chính vì vậy nên có tình trạng người nuôi và thương lái bán chạy lợn, làm dịch bệnh lây lan nhanh”, ông Long nói.

Mặc dù đã có những giải pháp quyết liệt từ phía Bộ nhưng việc dập dịch, kiểm soát dịch bệnh là không đơn giản. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thói quen chăn nuôi không an toàn.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện cả nước có khoảng ba triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chiếm hơn 40% tổng đàn lợn. “Đặc điểm của các hộ này là chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên không thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh, khử trùng chuồng trại… nên khi có dịch là rất dễ bị mắc”, ông Dương nói.

Không những vậy, theo các chuyên gia chăn nuôi, khuyến nông, dịch tả lợn châu Phi còn có thể là lây qua động vật như chuột, chim trời, gián, ruồi…

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, thông tin về việc có chế phẩm sinh học có khả năng ức chế virus gây dịch tả lợn châu Phi là không đúng. Đây chỉ là đồn thổi vô căn cứ.

Bà Hạnh cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Theo đó, người chăn nuôi nên tiến hành chọn giống tốt, thực hiện tiêm vaccine cho lợn trước khi nuôi. Đồ ăn cần phải được đun, nấu và xử lý chín, tránh việc sử dụng thức ăn ẩm mốc, bẩn. Thêm vào đó cần phải phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại. Khi lợn có dấu hiệu bệnh thì phải khai báo, thực hiện tiêu hủy, có xử lý vôi và thuốc khử trùng chung quanh.

Thịt lợn vẫn an toàn

Trước nhiều thông tin lo ngại ăn thịt lợn bệnh có thể lây nhiễm bệnh dịch tả châu Phi, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.

Hiện nay có tới hơn 34.000 con lợn bị tiêu hủy, điều này chứng tỏ những con lợn bị bệnh hoặc có mầm bệnh đã bị tiêu hủy, chỉ những con lợn khỏe mạnh, an toàn mới được thịt bán ra thị trường.

“Bên cạnh việc kiểm soát dịch tả lợn châu Phi, người dân cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp tiêu dùng thông minh và ăn uống khoa học, hợp vệ sinh. Thí dụ, chọn mua thịt lợn trong siêu thị, của những thương hiệu lớn có tên tuổi, có thể truy xuất nguồn gốc. Khi chế biến cần nấu chín thịt lợn”, ông Dương nói.

Ông Dương cũng mong muốn người tiêu dùng đừng quay lưng với thịt lợn, bởi quay lưng với thịt lợn là giết chết người chăn nuôi. Sử dụng thịt lợn an toàn là cách chung tay cùng Nhà nước vực dậy ngành chăn nuôi.

Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lan rộng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) đã tổ chức một đoàn đánh giá khẩn cấp nhằm tăng cường khả năng ứng phó của Việt Nam. Theo đó, tổ chức này khẳng định dịch tả lợn châu Phi không đe dọa trực tiếp sức khỏe con người, thịt lợn vẫn an toàn.

Theo đó, từ ngày 11 đến 15-3, FAO phối hợp với Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thực hiện đánh giá khẩn cấp tại Việt Nam nhằm tăng cường khả năng đáp ứng và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi. Ông Albert T. Lieberg, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho biết, sau khi kiểm tra các hộ chăn nuôi lợn có ổ dịch tả lợn châu Phi và không có ổ dịch, các khu chôn xác lợn và một lò mổ lợn, đoàn công tác của FAO nhận định, sử dụng thức ăn thừa từ nhà bếp là một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan.

Theo FAO, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người và gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, virus ASF gây tử vong cho lợn nuôi và lợn rừng. Bệnh này trước kia chỉ giới hạn ở khu vực châu Phi với một vài ổ dịch từng xảy ra ở châu Âu. Tuy nhiên, vào năm 1997, châu Âu đã có một ổ dịch mới và dịch tiếp tục lây lan chậm nhưng liên tục từ Đông Âu sang châu Á trong 12 năm qua”.

“Về phía đơn vị công, bà Phan Thị Thanh Tâm, giảng viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng việc phân biệt thịt lợn bệnh không khó. Người tiêu dùng chỉ cần quan sát bề ngoài, nếu thấy thịt có các dấu hiệu như: thịt thâm nám, có vết tím, nâu đỏ ở vùng tai, sau khi xẻ thịt thì mô thịt sẫm tối, thịt không còn mềm, dẻo, săn chắc… là có thể biết đó là thịt lợn bệnh. Thêm vào đó, người mua có thể quan sát xem con lợn đó có dấu của cơ quan thú y hay không.

Liên quan việc lựa chọn thực phẩm, bà Tâm khuyến cáo, muốn lựa chọn thực phẩm an toàn nhất bà con hãy mua ở siêu thị, vì sản phẩm thịt lợn ở siêu thị đã được kiểm soát chặt chẽ, bảo quản trong tủ mát theo đúng tiêu chuẩn. Mới đây chúng ta đã ban hành tiêu chuẩn thịt mát, điều này rất có ý nghĩa nhằm thúc đẩy tiêu dùng an toàn. Nhiều nước trên thế giới đã ban hành tiêu chuẩn thịt mát và áp dụng từ rất lâu rồi.

Để thúc đẩy chăn nuôi theo chuỗi và phát triển tiêu thụ thịt mát, các trang trại nhỏ hơn có thể tham gia, ghép vào chuỗi của các doanh nghiệp để cải thiện chất lượng sản phẩm, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu về vi sinh vật, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Cũng theo bà Tâm, người tiêu dùng không nên quá hoang mang vì khi 1 kg thịt lợn ra thị trường thì sản phẩm này đã phải qua nhiều vòng kiểm soát. Lực lượng thú y đã làm việc hơn 200% công suất để kiểm soát, đóng dấu lợn sạch. Vòng chế biến, quan trọng nhất là gia nhiệt, các nước trên thế giới đều có quy định, đo nhiệt độ sâu nhất của miếng thịt phải đạt 70 độ C.

Để tăng tính an toàn, chúng ta có thể tăng nhiệt độ vùng kiểm tra sâu nhất lên 72-75 độ C. Các nước trên thế giới đều chế biến chuẩn, tuy nhiên chế biến trong gia đình cần lưu ý điều này: khi nấu, chế biến chúng ta phải bảo đảm ở mức nhiệt độ 100 độ C hoặc tối thiểu là 72 đến 75 độ C.

“Về cơ bản người dân vẫn có thể ăn nem chua, thịt lợn muối nếu nguyên liệu bảo đảm. Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm này được lên men tự nhiên, thịt có thể chín nhưng giun, sán chưa thể bị loại bỏ hết nên người tiêu dùng nên hạn chế ăn các sản phẩm này. Chỉ nên ăn các loại thịt đã được chế biến chín để bảo đảm sức khỏe”, bà Tâm nói thêm.

Theo nhandan

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến
090 335 6002
Mạng xã hội: google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com